Ponzi là gì? 5 dấu hiệu nhận biết mô hình ponzi lừa đảo

Mô hình ponzi là gì? Nó hoạt động như thế nào? Tại sao nhiều nhà đầu tư tiền điện tử vẫn sập bẫy mô hình ponzi? Cùng tìm hiểu định nghĩa ponzi là gì trong bài viết sau.

Ponzi là gì?

Ponzi là mô hình được đặt theo tên của Charles Ponzi, một kẻ lừa đảo người Ý sống tại Bắc Mỹ. Đây là một hình thức lừa đảo thu hút các nhà đầu tư và sử dụng tiền của người đến sau trả cho người trước. Điểm mấu chốt của mô hình này là những người đến sau cùng thường sẽ không nhận được gì cả, do đó đây còn được gọi là kim tự tháp Ponzi.

Ponzi là gì

Charles Ponzi, kẻ lừa đảo đã thu số tiền khổng lồ khi áp dụng mô hình ponzi

Mô hình Ponzi hoạt động như thế nào?

Ponzi là gì

Mô hình ponzi hoạt động bằng cách một người khởi xướng sẽ kêu gọi người dùng tham gia đầu tư và sẽ nhận lại toàn bộ vốn đầu tư ban đầu kèm theo đó là lợi nhuận sau một thời gian nhất định. Khi nhà đầu tư kêu gọi được càng nhiều người tham gia, họ nhận lợi nhuận càng cao.

Bằng cách lấy tiền từ những nhà đầu tư mới, kẻ lừa đảo sẽ có đủ tài chính để chi trả cho những nhà đầu tư đến sớm và thuyết phục họ tái đầu tư kèm theo việc lôi kéo nhiều người khác tham gia.

Khi hệ thống đã phát triển, người khởi xướng bắt buộc phải tìm kiếm thêm các nhà đầu tư mới gia nhập để đảm bảo nguồn vốn và trả lãi cho những người tham gia sớm. Và khi không thể kêu gọi thêm được các nhà đầu tư mới, hệ thống sẽ không thể duy trì, lúc này người khởi xướng sẽ ôm tiền của người dùng và biến mất.

Xem thêm:  NFT là gì? Vì sao NFT được nhiều nhà đầu tư quan tâm?

Tại sao nhiều nhà đầu tư sập bẫy ponzi

Sau khi tìm hiểu định nghĩa mô hình ponzi là gì, có thể dễ dàng hiểu tại sao nhiều nhà đầu tư vẫn sập bẫy mô hình ponzi. Bởi thị trường tiền điện tử là nơi có thanh khoản cao, pháp lý chưa rõ ràng ở một vài khu vực địa lý nên đây là thị trường hấp dẫn cho những kẻ lừa đảo.

Phần lớn các nhà đầu tư tham gia vào thị trường crypto để tìm kiếm lợi nhuận nên sẽ quan tâm đến các yếu tố sau:

  • ROI (return of investment) hay còn gọi là tỷ suất hoàn vốn, đại diện cho số lợi nhuận ho có thể thu về từ khoản đầu tư ban đầu.
  • Tỷ lệ rủi ro khi thực hiện khoản đầu tư đó. Khi tỷ lệ rủi ro quá cao, các nhà đầu tư có thể mất toàn bộ khoản đầu tư của mình. Lúc này, Roi sẽ có giá trị âm.

Khi tham gia vào thị trường tiền điện tử, bất cứ khoản đầu tư nào đều có tỷ lệ rủi ro cao tuy nhiên ở những dự án áp dụng mô hình ponzi, ROI được hứa hẹn quá hấp dẫn nên nhiều nhà đầu tư dễ bị mờ mắt trước lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề rủi ro.

Để bảo vệ mình trước những vụ lừa đảo ponzi, người dùng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tìm hiểu thông tin liên quan đến dự án: hãy luông đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu kỹ thông tin dự án trước khi quyết định đầu tư. Nếu đội ngũ phát triển của dự án ẩn danh hoặc một số thông tin không rõ ràng như công nghệ, lộ trình phát triển thì đó rất có thể là những dựa án theo mô hình ponzi.
  • Chú ý đến số liệu thực tế: bạn không nên đầu tư chỉ vì tin vào uy tín của người khác, hãy đọc kỹ những sổ sách công khai, các số liệu và thông tin đầu tư.
  • Cẩn thận với những cơ hội trên trời rơi xuống: những khoản đầu tư với lợi nhuận cao luôn mang rủi ro lớn cho nhà đầu tư.
Xem thêm:  Layer 1 blockchain là gì? Phân biệt Layer 1 với Layer 2

Dấu hiệu nhận biết mô hình ponzi

Ponzi là gì

Ponzi là gì? Làm thế nào để nhận biết mô hình ponzi lừa đảo?

Để đảm bảo không gặp phải những dự án lừa đảo, bạn cần nhận biết dấu hiệu của ponzi. Theo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), nhiều mô hình ponzi có những đặc điểm mà người dùng có thể nhận ra sớm.

Lợi nhuận đầu tư cao với ít hoặc không có rủi ro: bất cứ cơ hội đầu tư được đảm bảo nào thường bị coi là đáng ngờ. Mọi khoản đầu tư đều mang mức độ rủi ro nhất định và lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn.

Lợi nhuận quá ổn định: nghĩa là người dùng sẽ luôn có lợi nhuận bất kể thị trường có diễn biến thế nào. Kèm theo mức lợi nhuận cao sẽ là lời hứa đảm bảo sẽ luôn nhận được lợi nhuận cho dù diễn biến thị trường có ra sao. Đặc điểm của mô hình này là thời gian đầu lợi nhuận sẽ luôn ổn định vì số lượng người tham gia còn nhiều. Tuy nhiên khi số lượng nhà đầu tư giảm, dự án không còn khả năng chi trả lãi suất cho người tham gia thì mô hình sẽ sụp đổ.

Các khoản đầu tư chưa đăng ký: những dự án liên quan đến mô hình này thường không đăng ký với cơ quan nhà nước mà chuẩn bị những giấy tờ chứng nhận hoạt động lấy tên các cơ quan nước ngoài để che mắt nhà đầu tư. Đương nhiên những giấy tờ này là hoàn toàn giả mạo.

Xem thêm:  Cook là gì? Cook Protocol là gì?

Hoa hồng giới thiệu nhiều lớp: người dùng sẽ nhận được khoản hoa hồng nếu giới thiệu được người tham gia dự án, giới thiệu càng nhiều hoa hồng các cao.

Khó khăn khi nhận thanh toán: có nghĩa là khi đã tham gia dự án, người dùng không nhận được thanh toán hoặc gặp khó khăn trong việc rút khoản vốn đầu tư của họ, đặc biệt là những người tham gia sau bởi tiền vốn của họ đã trở thành tiền chi trả lãi cho người trước.

Bài viết đã cung cấp cho người dùng những thông tin cơ bản nhất về mô hình ponzi là gì và cách hoạt động của mô hình này. Hy vọng rằng những kiến thức này có thể giúp bạn trang bị thêm kiến thức để phòng tránh các dự ản lừa đảo trong thị trường crypto.

Tìm hiểu thêm những tin tức mới nhất về thị trường tiền điện tử và tiến bộ công nghệ blockchain tại eblockchain.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *